Quyền pháp Vịnh Xuân quyền

Vịnh Xuân truyền thống có 4 bài quyền cốt lõi, trong đó 3 bài đầu lần lượt tương ứng với trình độ môn sinh sơ cấp, trung cấp và cao cấp là Tiểu niệm đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ, làm nền tảng bài thứ 4 là bài Mộc nhân trang (tập luyện với mộc nhân), còn gọi là bài 116 (Hồng Kông) hay 108 (Việt Nam).

  • Bài Tiểu niệm đầu đưa ra các thế tay (kiều thủ) căn bản và khái niệm Trung tâm Tuyến cho nên cũng được coi là bài tập cho môn sinh phép phòng thủ căn bản.
  • Bài Tầm kiều đưa ra các thế tay phản công và các đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp) và cách thức di chuyển bộ vị (Kiềm dương + Mai hoa bộ; đây là kỹ thuật nâng cao của môn đồ cao thủ Vịnh Xuân hệ phái của ông Lục Viễn Khai) khi giao đấu hoặc thực chiến.
  • Bài Tiêu chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làm nền tảng cho bài Mộc nhân trang.

Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều.

Quá trình lan truyền khắp thế giới và trong giao thoa với các dòng phái võ thuật khác đã sinh thành nhiều dòng phái Vịnh Xuân quyền có chỗ "đại đồng tiểu dị" không chỉ ở các công phu mà còn ở hệ thống bài quyền. Tùy dòng phái, những bài quyền hoặc hệ thống bài quyền dưới đây có thể được kể tên: Thập nhị thức, các bài Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền),Thủ đầu quyền, Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình hư bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể có hoặc không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ.

Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo võ sư Nam Anh của chi lưu danh xưng Vịnh Xuân chính thống phái, ba bài tập thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu niệm đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ) thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn trong tiến trình luyện tập của môn sinh. Tại miền Nam Việt Nam thì Vịnh Xuân quyền mà ông Lục Viễn Khai dạy chỉ có học một bài quyền Tiểu niệm đầu (36 điểm thủ) và đã bao gồm Tầm kiều,Phiêu chỉ mà võ sư Nam Anh đã nói như trên,Vịnh Xuân quyền trên toàn thế giới đều chỉ có một bài quyền Tiểu Niệm đầu; nhưng các chi phái thêm đòn thế sửa thứ tự chút ít cho khác biệt hệ phái mà thôi,coi như "Đại đồng tiểu dị".

Tiểu niệm đầu (Siu Nim Tao 小念頭)

Nhị tự kiềm dương mã với chiêu thức Phục thủ trong bài Tiểu niệm đầu.

Khác với các võ phái dựa trên cơ sở căn bản là phải luyện tập vững vàng mã bộ (tấn pháp) và ngoại lực trước khi bắt đầu được truyền dạy những bài quyền đầu tiên, ngay từ những ngày đầu nhập môn Vịnh Xuân quyền, môn đồ đã được truyền dạy Tiểu niệm đầu. Bài quyền này còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật.

Đây là bài là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinh còn gọi là tam tinh chùy là thực hiện đấm liên tiếp ba cái trong một nhịp tấn công v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là chính thân Kiềm dương mã.

Việc làm quen tấn pháp này với sự kết hợp thủ pháp (các chiêu thức của bài đều xuất phát từ trung tuyến), cho phép môn sinh rút ngắn được thời gian luyện tập bởi ngay từ những ngày đầu đến với môn phái đã được rèn luyện không chỉ mã bộ mà cả các chiêu thức nền tảng.

Dưới đây là lời thiệu (ca quyết 歌訣) bài Tiểu niệm đầu theo Diệp ChuẩnLương Đĩnh. Cần lưu ý rằng Lương Đĩnh (Lueng Ting)-quyền chưởng môn Lưu phái Vịnh xuân Hồng Kông đã có một số cải biên về quyền pháp của Vịnh Xuân, có thể thấy rõ trong Tiểu niệm đầu và Tầm kiều. Theo Diệp Chuẩn(tự nhận là Vịnh xuân gốc - Original Wing chun): thức 10, 11 cách diễn quyền không như trong ca quyết:

  1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã 馬開半步之二字拑陽馬
  2. Giao thoa than thủ - giao thoa bát thủ - cổn thủ thâu quyền 交叉攤手 - 交叉撥手 - 滚手收拳
  3. Nhật tự xung quyền - khuyên thủ thâu quyền (tả - hữu) 日字沖拳 - 圈手收拳
  4. Than thủ - bán khuyên thủ - hộ thủ - phục thủ 攤手 - 半圈手 - 護手 - 伏手
  5. Trắc chưởng - chánh chưởng - than thủ - khuyên thủ thâu quyền 側掌 – 正掌 -攤手 -圈手收拳
  6. Tả hữu án thủ - hậu án thủ - tiền án thủ 左右按手 - 後按手 - 前按手
  7. Lan thủ - phất thủ - lan thủ - song chẩm thủ - tiêu chỉ thủ 攔手 - 拂手 - 攔手 - 雙枕手 - 標指手
  8. Trường kiều án thủ - song đề thủ - thâu quyền 长橋按手 - 雙提手 - 收拳
  9. Trắc chưởng - hoành chưởng thâu quyền 側掌 -橫掌- 收拳
  10. Than thủ - chẩm thủ - quát thủ 攤手 - 枕手 - 括手
  11. Lao thủ - hạ lộ hoành chưởng - thâu quyền 撈手 - 下路橫掌- 收拳
  12. Bàng thủ - than thủ - ấn chưởng - thâu quyền 膀手 - 攤手 -印掌- 收拳
  13. Thoát thủ - liên hoàn xung quyền - thâu cước 脫手 - 連環沖拳 - 收腳

Lời thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan Mãn:

  1. Khai thung mã
  2. Song giao tiễn
  3. Bài chỉ
  4. Phật chưởng
  5. Sát thủ
  6. Lạp thủ
  7. Xí chưởng
  8. Than thủ
  9. Bàng thủ
  10. Thoát thủ

Tầm kiều (Chum Kiu 尋橋)

Như tên gọi của bài, tầm kiều (tìm cầu) chỉ rõ mục đích bài là tìm cây cầu nối giữa công và thủ, hoặc, tiếp được tay đối phương để từ đó phát hiện sơ hở tấn công. Bài chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã đặc biệt của môn phái với thế tấn trắc thân kiềm dương.

Lúc tiến theo thế "đạp bộ" hay còn gọi là "leo núi", chân trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch".

Bài có ba thế cước đề thoái, trực đăng thoáitrắc sanh thoái, dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ. Những đòn tay mới được giới thiệu trong bài là chánh thân vấn thủ, phê tranh, xuyên kiều, trắc thân án thủ, trừu chàng quyền, đàn kiều xung quyền.

Lời thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn:

  1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã 馬開半步之二字拑陽馬
  2. Giao thoa than thủ - giao thoa bát thủ - cổn thủ thâu quyền 交叉攤手 - 交叉撥手 - 滚手收拳
  3. Nhật tự xung quyền - khuyên thủ thâu quyền 日字沖拳 - 圈手收拳
  4. Xuyên kiều - chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh) 穿橋 - 轉馬及攔手 (左右批爭)
  5. Song phục thủ - phách thủ - chánh chưởng cập hộ thủ 雙伏手 - 拍手 - 政掌及護手
  6. Chuyển thân lan thủ - giao thoa than thủ - cập chuyển thân bàng thủ 轉身攔手 - 交叉攤手 - 及轉身膀手
  7. Lan thủ xung quyền - phất thủ - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền 攔手沖拳 - 拂手 - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  8. Cầm lan - trắc thân lan thủ khởi đề thoái 擒攔 - 側身攔手起提腿
  9. Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ - cập trắc thân giao thoa than thủ tam thức 橫踏步側身膀手 - 及側身交叉攤手三式
  10. Trừu chàng quyền - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền 抽撞拳 - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  11. Trực đăng thoái - đạp bộ đê bàng thủ - cập song than thủ - chánh thân song vấn thủ 直登腿 - 踏步低膀手 - 及雙攤手 - 政身雙問手
  12. Song trất thủ - song ấn chưởng - thâu quyền 雙窒手 - 雙印掌 - 收拳
  13. Chuyển thân trắc sanh thoái - trắc thân án thủ - đàn kiều xung quyền (3 lần) 轉身側撐腿 - 側身按手 - 彈橋沖拳
  14. Liên hoàn xung quyền - khuyên thủ thâu thức 連環沖拳 - 圈手收式

Lời thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn:

  1. Khai thung mã
  2. Song giao tiễn
  3. Bài chỉ
  4. Tầm kiều
  5. Lan kiều thủ
  6. Đơn bàng thủ
  7. Song bàng thủ
  8. Tam không thủ

Tiêu chỉ (Biu Tze 標指)

Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh.

Bài áp dụng nguyên lý "dĩ công vi thủ" (lấy công làm thủ), "dĩ đả vi tiêu" (lấy đánh làm hóa giải),"hậu phát dĩ tiên chí" (ra đòn sau nhưng đến trước), "dùng eo phát lực" (bắt buộc phải phối hợp trắc thân Kiềm Dương mã + Mai Hoa bộ và Báo bộ có như vậy phát đòn mới nhanh và mạnh được mặc dù đối thủ có mặc áo giáp và đang di chuyển né đòn nhưng khi trúng đòn vẫn bị chấn thương và nội thương như thường; đây cũng là một trong những bí quyết của quyền Vịnh Xuân mà chỉ một số rất ít đệ tử nhập thất được truyền dạy mà thôi, khi đã học biết rồi thì sẽ nhận thấy nó rất là bá đạo đúng như lời ông Lục Viễn Khai đã nói.Nên đại đa số môn đồ Vịnh Xuân khi chưa được học,chưa biết,chưa thấy cứ tập luyện 5 năm 10 năm mà chỉ hiểu một cách mù mờ; nếu ngộ tánh cao thì cũng chỉ đạt thành tựu khoảng vài phần trăm mà thôi.Phương pháp áp dụng vừa kể là tinh túy của tất cả bài áp dụng nguyên lý đã viết ở trên), "lực quán chỉ".

Những kỹ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chữu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.

Lời thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn:

  1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã 馬開半步之二字拑陽馬
  2. Giao thoa than thủ - giao thoa bát thủ - cổn thủ thâu quyền 交叉攤手 - 交叉撥手 - 滚手收拳
  3. Nhật tự xung quyền (tiêu chỉ thủ) - khuyên cát thủ thâu quyền 日字沖拳(標指手) - 圈割手收拳
  4. Chuyển thân quải tranh (tam thức) - tiêu chỉ thủ thâu quyền 轉身枴爭 (三式) - 標指手收拳
  5. Khẩu bộ - chuyển thân quải tranh - tiêu chỉ thủ - thượng lộ sạn thủ 口步 - 轉身枴爭 - 標指手 - 上路鏟手
  6. Phất thủ - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền 拂手 - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  7. Chuyển thân quải tranh - tiêu chỉ thủ - hạ lộ sạn thủ 轉身枴爭 - 標指手 - 下路鏟手
  8. Phất thủ - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền 拂手 - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  9. Chuyển thân thượng hạ canh thủ (tam thức) - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền (tả - hữu) 轉身上下耕手 (三式) - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  10. Trắc thân vấn thủ (tam thức) - chẩm thủ - chuyển thân phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền (tả - hữu) 側身問手(三式) - 枕手 - 轉身伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  11. Tiêu chỉ thủ (tứ thức) - chuyển thân thượng lộ sạn thủ - phất thủ - phục thủ - thoát thủ - khuyên thủ thâu quyền (tả - hữu) 標指手 (四式) - 轉身上路鏟手 - 拂手 - 伏手 - 脫手 - 圈手收拳
  12. Cầm nã thủ - trừu chàng quyền - ấn chưởng thâu quyền 擒拿手 - 抽撞拳 - 印掌收拳
  13. Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ (tam thức) 三掬弓大迥還手(三式)
  14. Liên hoàn xung quyền - khuyên thủ thâu quyền 連環沖拳 - 圈手收式

Lời thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn:

  1. Khai thung mã
  2. Song giao tiễn
  3. Bài chỉ
  4. Cập trửu
  5. Quải trửu
  6. Phê trửu
  7. Nhị đồng thủ
  8. Dương thủ
  9. Tháp chùy
  10. Bái Phật

Mộc nhân trang quyền pháp (Muk Yan Chon Kuen Faat 木人桩 拳 法)

Võ sư Lô Văn Cẩm trong thức Hộ thủ vào tay với mộc nhân thungChiêu thức cổn thủ trên mộc nhân thung

Ở Việt Nam, đa số các chi lưu Vịnh Xuân đều dịch tên bài quyền này là Mộc nhân thung (木人舂, Thật ra tên gọi đúng phải là Mộc nhân trang (木人桩, phát âm theo tiếng Quảng Đông là Mụk Yàn Chón). Trang có nghĩa là bày ra, sắp xếp ra mà ý nghĩa của mộc nhân là bày sắp ra các chi (tay chân) trên dưới để tiện cho việc luyện tập, trong khi thung có nghĩa là cọc gỗ hay trụ gỗ được chôn xuống đất.

Mộc nhân thung (木人舂) cũng có tác dụng như mộc nhân trang (木人桩) dùng để luyện tập quyền cước (các món binh khí của tay chân mà võ thuật Trung Hoa gọi là các thủ hình), nhưng Mộc nhân thung thì không có các phần tay chân (chi) lắp vào mà đó chỉ là các trụ gỗ chôn xuống đất có bó rơm trên 3 vùng Thượng (trên) - Trung (giữa) - Hạ (dưới) được dùng để luyện tay chân va chạm công phá mà các võ phái miền Nam Trung Hoa và các chi lưu Karate tại Okinawa, Nhật Bản xuất phát từ các võ phái miền Nam Trung Hoa rất ưa chuộng trong các bài tập hàng ngày.

Lời thiệu bài 116 Mộc nhân trang theo Diệp Vấn:

  1. Tư thế tái chiến (phản kích) (tả thủ) 姿势再战 (反擊) (左手)
  2. Phan cảnh thủ (hữu thủ) 攀颈手 (右手)
  3. Hữu bàng thủ - tả hộ thủ 右膀手 - 左護手
  4. Hữu than thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 右攤手 - 下路左橫掌
  5. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  6. Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch) 滚手 (上下耕手逆)
  7. Tả than thủ - hạ lộ hữu hoành chưởng 左攤手 - 下路右橫掌
  8. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  9. Hữu khấu thủ - tả thác thủ 右扣手 - 左托手
  10. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  11. Tư thế tái chiến (phản kích) (hữu thủ) 姿势再战 (反擊) (右手)
  12. Hữu trất thủ - tả ấn chưởng 右窒手 - 左印掌
  13. Tả bàng thủ - hữu hộ thủ 左膀手 - 右護手
  14. Tả than thủ - hạ lộ hữu hoành chưởng 左攤手 - 下路右橫掌
  15. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  16. Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch) 滚手 (上下耕手逆)
  17. Hữu than thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 右攤手 - 下路左橫掌
  18. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  19. Tả khấu thủ - hữu thác thủ 左扣手 - 右托手
  20. Hữu trất thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 右窒手 -下路左橫掌
  21. Hữu nội thân phách thủ 右內身拍手
  22. Tả nội thân phách thủ 左內身拍手
  23. Hữu nội thân phách thủ 右內身拍手
  24. Tả ngoại thân phách thủ 左外身拍手
  25. Tả tiêu chỉ thủ 左標指手
  26. Tả trất thủ - hạ lộ hữu nhật tự xung quyền 左窒手 - 下路右日字沖拳
  27. Hữu ngoại thân phách thủ 右外身拍手
  28. Hữu tiêu chỉ thủ 右標指手
  29. Hữu trất thủ - hạ lộ tả nhật tự xung quyền 右窒手 -下路左日字沖拳
  30. Song thác thủ 雙托手
  31. Hạ lộ hữu bàng thủ 下路右膀手
  32. Hữu vấn thủ (trung lộ) 右問手 (中路)
  33. Hữu trắc sanh thoái 右側撐腿
  34. Hạ lộ tả bàng thủ 下路左膀手
  35. Tả vấn thủ (trung lộ) 左問手 (中路)
  36. Tả trắc sanh thoái 左側撐腿
  37. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  38. Hữu khấu thủ - tả thác thủ 右扣手 - 左托手
  39. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  40. Song than thủ (gạt tay từ ngoài vào) 雙攤手
  41. Quyển thủ (câu liêm thủ) 圈手 (勾鐮手)
  42. Hạ lộ song hoành chưởng 下路雙橫掌
  43. Song than thủ 雙攤手
  44. Thượng lộ song hoành chưởng 上路雙橫掌
  45. Song trất thủ 雙窒手
  46. Hữu khấu thủ - thượng tả canh thủ 右扣手 - 上左耕手
  47. Tả khấu thủ - thượng hữu canh thủ 左扣手 - 上右耕手
  48. Hữu khấu thủ - thượng tả canh thủ 右扣手 - 上左耕手
  49. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  50. Hữu bàng thủ 右膀手
  51. Trắc thân hữu trực đăng thoái - hữu than thủ - trung lộ tả hoành chưởng 側身右直登腿 - 右攤手 -中路左橫掌
  52. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  53. Tả khấu thủ - thượng hữu canh thủ 左扣手 - 上右耕手
  54. Hữu khấu thủ - thượng tả canh thủ 右扣手 - 上左耕手
  55. Tả khấu thủ - thượng hữu canh thủ 左扣手 - 上右耕手
  56. Chính thân hữu khấu thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 政身右扣手 -下路左橫掌
  57. Tả bàng thủ 左膀手
  58. Trắc thân tả trực đăng thoái - tả than thủ - trung lộ hữu hoành chưởng 側身左直登腿 - 左攤手 -中路右橫掌
  59. Thượng hạ canh thủ 上下耕手
  60. Hữu khấu thủ - tả thác thủ 右扣手 - 左托手
  61. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  62. Tiên hữu phục thủ - hậu hữu phất thủ 先右伏手 - 後右拂手
  63. Tiên hữu phục thủ - hậu hữu phất thủ 先右伏手 - 後右拂手
  64. Tiên hữu phục thủ - hậu hữu phất thủ 先右伏手 - 後右拂手
  65. Hữu khấu thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 右扣手 -下路左橫掌
  66. Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch) 滚手 (上下耕手逆)
  67. Chính thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) 政身抱排掌 (上右手 - 下左手)
  68. Tả bàng thủ 左膀手
  69. (Tả cước tấn bộ) Trắc thân bão bài chưởng (hạ hữu thủ - thượng tả thủ) (左腳晉步) 側身抱排掌(下右手 -上左手)
  70. (Tả cước hồi bộ) Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) (左腳回步) 上下耕手(上右手 - 下左手)
  71. Chính thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) 政身抱排掌 (上右手 - 下左手)
  72. Hữu bàng thủ 右膀手
  73. (Hữu cước tấn bộ) Trắc thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) (右腳晉步) 側身抱排掌(上右手 - 下左手)
  74. (Hữu cước hồi bộ) Thượng hạ canh thủ (hạ hữu thủ - thượng tả thủ) (右腳回步) 上下耕手 (下右手 -上左手)
  75. Tả khấu thủ - hữu phục thủ 左扣手 - 右伏手
  76. Hữu trất thủ - hạ lộ tả hoành chưởng 右窒手 -下路左橫掌
  77. Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) 上下耕手(上右手 - 下左手)
  78. Thượng hạ canh thủ (hạ hữu thủ - thượng tả thủ) 上下耕手(下右手 -上左手)
  79. Hữu bàng thủ 右膀手
  80. Hữu cầm nã thủ - tả sát cảnh thủ 右擒拿手 - 左殺頸手
  81. Tả phách thủ - hữu sạn thủ 左拍手 - 右鏟手
  82. Tả bàng thủ 左膀手
  83. Tả cầm nã thủ - hữu sát cảnh thủ 左擒拿手 - 右殺頸手
  84. Hữu phách thủ - tả sạn thủ 右拍手 - 左鏟手
  85. Hữu bàng thủ 右膀手
  86. Tả trực đăng thoái - hữu than thủ - trung lộ tả hoành chưởng 左直登腿 - 右攤手 - 中路左橫掌
  87. Tả bàng thủ 左膀手
  88. Hữu trực đăng thoái - tả than thủ - trung lộ hữu hoành chưởng 右直登腿 - 左攤手 - 中路右橫掌
  89. Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) 上下耕手(上右手 - 下左手)
  90. Hữu khấu thủ - tả thác thủ 右扣手 - 左托手
  91. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  92. Hạ lộ hữu bàng thủ 下路右膀手
  93. Hạ lộ tả bàng thủ 下路左膀手
  94. Hạ lộ hữu bàng thủ 下路右膀手
  95. Hữu sạn thủ - chính thân tả trực đăng thoái 右鏟手 - 政身左直登腿
  96. Chính thân tả trắc sanh thoái - hữu hộ thủ - tả bàng thủ政身左側撐腿 - 右護手 - 左膀手
  97. Hạ lộ tả bàng thủ 下路左膀手
  98. Hạ lộ hữu bàng thủ 下路右膀手
  99. Hạ lộ tả bàng thủ 下路左膀手
  100. Tả sạn thủ - chính thân hữu trực đăng thoái 左鏟手 - 政身右直登腿
  101. Chính thân hữu trắc sanh thoái - tả hộ thủ - hữu bàng thủ 政身右側撐腿 - 左護手 - 右膀手
  102. Hạ lộ hữu khấm thủ 下路右撳手
  103. (Hữu cước tấn bộ) Trắc thân tả phách thủ - hạ lộ hữu hoành chưởng (右腳晉步) 側身左拍手 - 下路右橫掌
  104. Hạ lộ tả khấm thủ 下路左撳手
  105. (Tả cước tấn bộ) Trắc thân hữu phách thủ - hạ lộ tả hoành chưởng (左腳晉步) 側身右拍手 - 下路左橫掌
  106. Hạ lộ hữu khấm thủ 下路右撳手
  107. Trắc thân tả phách thủ - hữu trực đăng thoái 側身左拍手 - 右直登腿
  108. Hạ lộ tả khấm thủ 下路左撳手
  109. Trắc thân hữu phách thủ - tả trực đăng thoái 側身右拍手 - 左直登腿
  110. Thượng lộ hữu bàng thủ 上路右膀手
  111. Trắc thân song cầm nã thủ - hữu tảo thoái 側身雙擒拿手 - 右埽腿
  112. Thượng lộ tả bàng thủ 上路左膀手
  113. Trắc thân song cầm nã thủ - tả tảo thoái 側身雙擒拿手 - 左埽腿
  114. Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ - hạ tả thủ) 上下耕手(上右手 - 下左手)
  115. Hữu khấu thủ - tả thác thủ 右扣手 - 左托手
  116. Tả trất thủ - hữu ấn chưởng 左窒手 - 右印掌
  117. Song thác thủ - thâu cước hồi thức 雙托手 - 收腿回式

Hệ thống ngũ hình quyền (Vịnh Xuân Việt Nam)

Hệ thống ngũ hình quyền với năm con linh thú (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) nằm trong chương trình luyện tập của một số dòng phái Vịnh Xuân quyền tại Hà Nội, Việt Nam như Vĩnh Xuân Nội gia quyền, Vĩnh Xuân Ngô gia Hoàng pháp và hiện cũng đã được tập luyện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không ai biết chính xác hệ thống này bắt đầu từ khi nào, nhưng chắc chắn nó có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự. Rất có thể phát xuất từ Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên Trung Hoa, khi ông nương theo bài La Hán Thập Bát Thủ gồm 18 thế tay của vị phật A La Hán của Thiếu Lâm để chế ra Ngũ Hình quyền gồm các bài quyền dựa theo những con thú nói trên và một bài tổng hợp của năm con thú.

Sau này, trải qua một tiến trình lịch sử dằng dặc, hệ thống ngũ hình đã được trau chuốc, tinh lọc, sửa đổi rất nhiều. Đáng chú ý là sự bổ sung của hệ thống này vào kỹ pháp các dòng phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam. Khi nghiên cứu 6 bài quyền (Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Xà quyền, Hạc quyền), mặc dù đã ít nhiều có sự hòa hợp của hệ thống này so với các công phu Vịnh Xuân quyền truyền thống, người tập vẫn dễ dàng nhận ra một số khác biệt: tính đơn thế và tính chất trường quyền.

Lý giải về sự có mặt của ngũ hình quyền pháp trong Vịnh Xuân quyền Việt Nam không ngoài câu trả lời: sư tổ Tế Công là người am hiểu nhiều dòng phái võ thuật Trung Hoa, khi giảng dạy cho các môn sinh tại Việt Nam, dù vẫn nhấn mạnh công phu Vịnh Xuân, ông cũng có sự kết hợp với các dòng phái khác cho phù hợp với thể chất và năng khiếu của mỗi môn đồ. Lý giải điều đó cũng giúp ta nhận ra tại sao các dòng Vịnh Xuân tại Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống bài quyền khác biệt với miền Bắc, và nhiều võ sư Vịnh Xuân quyền Việt Nam đã phát triển môn phái theo các hướng khác nhau, dù cùng xuất xứ từ tổ sư.

Cũng cần lưu ý rằng, tương truyền Nguyễn Tế Công đã du nhập hệ thống Ngũ Hình quyền từ Thiếu Lâm vào Vịnh Xuân vì Nguyễn Tế Công đã từng học qua Thiếu Lâm quyền truyền thống, nhưng trong hệ thống Ngũ Hình quyền này từ Nguyễn Tế Công cho thấy không giống Ngũ Hình quyền của Thiếu Lâm. Ngũ Hình quyền là một hệ thống quyền pháp nổi tiếng tại chùa Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam) và tại chùa Nam Thiếu Lâm (Phúc Kiến). Hệ thống Ngũ Hình quyền tại chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến còn tồn tại sót lại trong hệ thống quyền pháp của Thiếu Lâm Hồng giaBạch Mi quyền rất rõ nét của Thiếu Lâm quyền còn vương lại nhưng cũng không giống hoàn toàn với Ngũ Hình quyền của Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam).

Hệ thống các bài ngũ hình quyền của một số chi lưu Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 6 bài quyền:

  1. Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với năm con thú thiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tay hạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệt phong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đến tốc lực, dương cương.
  2. Long quyền: Long quyền thuộc thổ, lấy tỳ làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong những chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễn thế lặp lại 3 lần.
  3. Hổ quyền: Hổ quyền thuộc kim, chủ phế, dùng để luyện cơ bắp. Bài không có đòn chân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưng bàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốc độ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.
  4. Báo quyền: Báo quyền hành mộc, chủ can, luyện gân. Bài sử dụng tấn pháp linh hoạt, nhanh nhẹn phối hợp với những đòn tấn công chớp nhoáng bằng các khớp xương giữa của đốt ngón tay gọi là Báo Chùy (tay báo) dùng để chặn đòn đối phương hay đánh bật vào huyệt thái dương, thường sử dụng hai tay tấn công đồng thời kết hợp với cước pháp.
  5. Xà quyền: Xà quyền thuộc hành thủy, chủ thận, luyện khí (tiên thiên). Rắn không chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Bài chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạt của những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, thường áp dụng những thế tấn rất thấp và có những thế đánh dạng hồi mã thương rất độc thủ. Bài còn được luyện quỳ ngồi nằm trên mặt đất để trở thành bài Xà địa quyền.
  6. Hạc quyền: Hạc quyền thuộc hành hỏa, chủ tâm, dùng để luyện tinh. Bài sử dụng những đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) và cổ tay gọi là Hạc Đỉnh thủ và Hạc Câu thủ hoặc mỏ hạc gọi là Hạc Trủy thủ trong những tư thế dang mở rộng cánh với những đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Nhiều môn đồ Vịnh Xuân quyền đánh giá đây là bài quyền có phong cách hào sảng và đẹp nhất trong các bài ngũ hình quyền.

Khí công quyền (Vịnh Xuân Việt Nam)

Bài Khí công quyền (một số dòng Vịnh Xuân gọi là Bối khí quy chi) sử dụng các nguyên lý và chiêu thức như Ngũ cầm hí của danh y Hoa Đà, chủ luyện khí và lực, rất thích hợp cho dưỡng sinh. Thủ pháp của bài được luyện trên bộ pháp kiềm dương tấn. Bài phân chia rõ rệt thành nhiều phần bằng việc chuyển vị từ chính thân kiềm dương sang trắc thân kiềm dương bên phải và bên trái.